Mục tiêu chính của trường trung cấp Y – Dược Lê Hữu Trác là đào tạo nhân lực Y-Dược học cổ truyền, có phẩm chất đạo đức, có đủ kiến thức và kỹ năng có trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Dược Y học cổ truyền, có khả năng tiếp thu, kế thừa và phát triển vốn Dược y học cổ truyền Việt Nam trong phòng và chữa các bệnh thông thường..
1.GIỚI THIỆU:
Trình độ đào tạo : Dược sĩ trung cấp Y học cổ truyền
Ngành đào tạo: Dược sỹ Y học cổ truyền
Mã ngành: 0136 – 03
Nội dung chương trình gồm các môn học chung, các môn y học cơ sở và các môn chuyên ngành.
Sau khi học xong làm việc tại các khoa Dược tuyến y tế cơ sở, tuyến huyện, các bệnh viện tỉnh, trung ương, các cơ sở bốc, bán thuốc và sản xuất thuốc y học cổ truyền…
Cơ hội phát triển: tiếp tục học liên thông đại học để trở thành Dược sĩ y học cổ truyền.
2. NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA NGƯỜI DƯỢC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN SAU KHI TỐT NGHIỆP:
– Xử lý, bảo quản, tồn trữ, cung ứng, cấp phát thuốc y học cổ truyền tại các cơ sở khám chữa bệnh và kinh doanh dược liệu.
– Tham gia sản xuất các loại thuốc Y học cổ truyền thông thường được giao.
– Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc Y học cổ truyền hợp lý, an toàn và hiệu qủa.
– Xác định nhu cầu và có kế hoạch cung ứng thuốc Y học cổ truyền tại tuyến y tế cơ sở.
– Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại nơi công tác.
– Hướng dẫn nuôi, trồng, sử dụng thuốc Y học cổ truyền thông thường tại cộng đồng.
– Thực hiện đúng Luật Dược và các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ của Bộ Y tế.
3. CHUẨN ĐẦU RA CỦA NGƯỜI TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN:
Sau khi học xong chương trình đào tạo hệ chính quy Dược sĩ trung cấp YHCT có khả năng:
3.1. Về kiến thức:
– Vận dụng được các kiến thức từ các môn học trong học phần chung trong rèn luyện đạo đức, học tập để có đủ năng lực phục vụ công tác chữa bệnh bằng phương pháp y dược học cổ truyền.
– Sử dụng được các kiến thức từ các môn học trong học phần y học cơ sở để có năng lực học tập liên thông thuộc ngành y dược học cổ truyền và chuyên ngành khác .
– Vận dụng được những kiến thức đã học để thực hiện đúng quy chế trong nhiệm vụ cung ứng, bảo quản, tồn trữ, cấp phát và bào chế một số thuốc Y học cổ truyền để điều trị một số bệnh thông thường.
– Có kiến thức để tham gia thực hiện các chương trình y tế .
3.2. Về kỹ năng :
– Thành thạo cân các vị thuốc theo đơn của thày thuốc.
– Sử dụng thành thạo các vị thuốc trong các trường hợp cấp cứu thông thường theo chỉ định của bác sĩ.
– Thành thạo kỹ năng nhận dạng các vị thuốc, cây thuốc, cách sao tẩm, bào chế và bảo quản các vị thuốc. Cách trồng, chăm sóc các cây thuốc và kỹ năng thu hái các bộ phận dùng làm thuốc. Trồng và phát triển các cây thuốc Bắc đã di thực sang Việt Nam, các cây thuốc Nam.
– Biết làm tốt công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ và tổ chức quản lý công tác y tế.
– Đọc và dịch được 1 số vị thuốc Y học cổ truyền bằng tiếng Trung.
– Soạn thảo văn bản bằng máy vi tính.
3.3. Thái độ:
– Có tác phong làm việc khoa học , công nghiệp.
– Có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, cần cù, cẩn trọng, trung thực trong họat động nghề dược y học cổ truyền.
– Có đạo đức tốt, tác phong, thái độ nghề nghiệp với khách hàng và người bệnh.
– Có nếp sống lành mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.
– Có đủ sức khoẻ để đảm đương được nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
3 /11 /2010