CÂY SỐ 12 ĐƯỜNG 20 (phần 2)

CÂY SỐ 12 ĐƯỜNG 20 .
Viết cho tháng 12 của lính .
(Tiếp theo )

Dự kiến của Bộ tư lệnh tiền phương hoàn toàn chuẩn sác , vào đầu mùa khô 69 -70 bắt đầu một thời kỳ vô cùng khó khăn ác liệt. Những vạt rừng núi ven đường 20 bị bom cày đạn xới tơi bời, những vạt rừng nguyên sinh bị phạt quang cháy rụi . Trên các trọng điểm thỉnh thoảng còn sót lại những cây cổ thụ thân cháy đen thui đứng trơ trụi trông giống như những cánh tay của người tiền sử dơ lên cầu cứu bầu trời mùa lạnh xám ngoét . Đêm đêm , dưới ánh sáng đèn dù pháo sáng , phía ngọn cây cháy leo lét như những ngọn nến tiếc thương cánh rừng bị tàn phá trơ trụi. Thỉnh thoảng những cơn gió lạnh lại thổi bùng những đốm than hồng trên những cây cháy dở . Đó là mùa khô đầu tiên , máy bay Mỹ xử dụng các loại bom đạn có khí tài La – de gây ra những tổn thất lớn cho cung đường chiến tranh . Từ cua chữ A vào đến ngã ba Lùm Bùm là nơi bị đánh chặn quyết liệt nhất , bởi vì khu vực này được các nhà quân sự ví như “cái yết hầu của chiến trường Đông Dương” cho nên cả bộ đội ta và Mỹ đều giành giật nhau từng giây từng phút. Trên những đỉnh núi cao nhất đã xuất hiện những dũng sỹ , những anh hùng phá bom thông tuyến, tranh thủ mở đường mới cho xe ta vượt qua . Bom đạn Mỹ cứ chặn đường này thì lập tức các đơn vị công binh lại mở những con đường mới luồn lách qua núi cao rừng rậm mà tiến tới . Cán bộ chiến sỹ công binh , nhiều ngày phải mặc quần áo vải , thắt lưng bằng dây rừng ,không được mang theo súng ống đạn dược và những gì có dính tới kim loại để tránh bom từ trường cõng từng can nhựa xăng vượt qua đỉnh đèo, luồn lách qua những con suối rừng còn phủ kín , vượt qua trọng điểm để tiếp sức cho những đoàn xe đã lánh xa trọng điểm tiếp tục chở hàng ra mặt trận .Thiệt hai về người không nhiều nhưng thiệt hạivề kế hoạch vận chuyển phục vụ tác chiến là cũng đáng kể và cán bộ chiến sỹ phải rất vất vả , mưu trí mới hoàn thành được nhiệm vụ . Giữa mùa chiến dịch, đại đội trưởng Hoàng Lâm được giao nhiệm vụ vưa phá bom thông đường vừa chuẩn bị báo cáo anh hùng vào cuối mùa khô . Anh được mệnh danh là con hùm xám trên đỉnh đèo Phu La Nhic vì thành tích phá bom nổ chậm mà thông đường mở tuyến . Đại đội anh phải mở thêm nhiều con đường tránh qua ngọn đèo cao nhất được đặt tên là Đèo Tam Đảo nên lực lương bảo vệ tuyến đường bị dàn mỏng .Đúng vào lúc khó khăn về người thì bộ tư lệnh bổ xung cho anh một trung đội tù hàng binh cộng hòa . Phần đông họđược đưa ra từ chiến trường Trị Thiên mà đa số là lính con gái .Đại đội trưởng Hoàng Lâm chính là người đã cứu sống bác sỹ Dương mấy năm trước khi anh lần đầu nhập tuyến bị đánh chăn ở Thà Khống . Chính vì vậy mà dù không cùng đơn vị và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau nhưng họ vẫn trở thành những người bạn chiến đấu thân thiết .

22-8e904

ảnh minh họa

Vào cuối mùa khô năm ấy bác sỹ Dương có một ca bệnh nhân khá đặc biệt. Đó là một cô bệnh nhân xinh xắn dịu dàng . Cô bệnh nhân đặc biệt này được trung úy Thanh Hường chính trị viên đại đội cùng viên y sỹ tiểu đoàn trực tiếp đưa vào viện . Cô là một lính tù binh của đơn vị từ đầu mùa khô vừa rồi và theo chính trị viên Hường thì cô tù binh có tên là Minh Tâm này là một cô bé luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . Cô thượng sỹ truyền tin của lính cộng hòa bị bắt vào dịp Tết mậu thân tại đồn Mang Cá trong thành Huế trở thành cô chiến sỹ nuôi quân của bộ đội Việt Cộng tại tiểu đoàn 31 công binh . Sự chăm chỉ chịu khó và tài nấu nướng của cô đã chinh phục được tất cả cán bộ chiến sỹ trong đơn vị cũng như lực lượng lính tù binh . Qua gần một mùa chiến dịch , những người lính tù binh quen dần với nhiệm vụ mới mẻ và họ không thấy có nhiều sự cách biệt với những quân nhân cách mạng . Nhưng người lính cộng hòa đều được mặc trang phục là những bộ quần áo bà ba đen và dưới đôi bàn tay khéo léo của các cô gái những bộ quần áo ấy lại làm nổi bật vẻ đẹp đầy nữ tính của họ . Con gái Huế lại nói năng nhỏ nhẹ và rất dịu dàng lễ phép làm những chiến sỹ ta càng thêm quý mến tôn trọng họ .Tuy vậy giữa họ là những bức tường vô hình nghiệt ngã . Đó là chính sách tù hàng binh đã luôn nhắc nhở họ dù có quý mến nhau thế nào thì giữa họ bao giờ cũng tồn tại một khoảng cách dù không ai muốn nói ra . Ở miền bắc , thời kỳ đó đang hình thành một mặt trận chống chủ nghĩa xét lại, chống lại sự mơ hồ về bạn thù, chống sự ca tụng tình yêu không giai cấp . Vậy mà ở đây , giữa chiến trường đạn bom ác liệt, những người lính ở hai bên bờ chiến tuyến lại cùng nhau kề vai sát cánh vì một nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc. Giữa cái khốc liệt của chiến tranh tâm hồn người lính cũng như đông cứng lại và những người con gái tù binh dù muốn dù không cũng sẽ như một làn gió thoảng nhẹ nhàng làm dịu lại sự khô cằn của tâm hồn người lính . …

(còn nữa)

Vũ Hoàng Long .

Đọc tiếp: Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6